Khi mắc hội chứng rối loạn tiền đình, người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi, năng suất làm việc giảm nên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 5 bài tập yoga dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả và an toàn hội chứng này.
1. Tư thế trái núi với 2 chân tách rộng bằng vai.
Chuẩn bị:Toàn thân đứng thẳng, hai bàn chân song song tách rộng bằng vai (giúp giữ thăng bằng tốt hơn).
Thực hiện: Hít sâu hóp bụng dưới nâng cao lồng ngực, rướn dài các đốt sống lên cao đồng thời 2 tay vươn lên qua khỏi đầu kẹp sát mang tai chấp lại khuỷu tay thẳng thả lỏng. Giữ lại từ 1 – 3 phút hít thở đều.
Thoát thế: Thở ra từ từ hạ 2 tay xuống thả lỏng.
2. Tư thế đứng gập người về phía trước với 2 chân tách rộng bằng vai
Chuẩn bị: đứng thẳng 2 chân tách rộng bằng vai, 2 tay xuôi thân thả lỏng.
Thực hiện: hít vào nâng 2 tay qua khỏi đầu kéo duỗi các đót sống lên cao. Thở ra hóp bụng vươn dài và gập nhoài người về phía trước xuống sâu 2 tay chạm sàn hoặc ôm lấy cổ chân, thả lỏng đỉnh đầu, cổ vai gáy. giữ lại từ 1- 3 phút hít thở sâu.
Thoát thế: Hít vào 2 tay kẹp sát mang tai duỗi lưng thẳng vươn người lên cao. Thở ra hạ tay xuống về tư thế chuẩn bị. thả lỏng thư giãn hít tở đều.
Lưu ý: Bài tập này giúp bạn làm quen dần với việc hạ thấp đầu, đưa máu về não, trong lúc giữ thế nếu cảm thấy choáng nên nhẹ nhàng đặt tay lên gối và nâng người dậy, không nên nâng lên đột ngột. Hãy luôn lắng nghe và cảm nhận cơ thể, sau một thời gian luyện tập và cảm thấy cơ thể khỏe hơn bạn có thể khép sát hai chân và nâng thẳng người dậy.
3. Tư thế con cá:
Bài tập này giúp tăng cường chức năng của hệ hô hấp, khi hệ hô hấp mạnh máu và oxi sẽ được đưa đi khắp cơ thể và lên não, bài tập này cũng giúp máu đi về não mạnh hơn, chăm sóc cho vùng tiền đình và hệ thần kinh.
Chuẩn bị: Nằm ngửa trên thảm, hai chân khép sát, 2 tay buông dọc theo người lòng bàn tay úp xuống.
Thực hiện:
Nghiêng bên phải lót tay trái dưới lưng, nghiêng bên trái lót tay phải dưới lưng, thẳng chỏ tay và dấu sâu chỏ tay dưới sàn, chuyển sức nặng vào cùi chỏ.
Hít bẩy ngực, vai lên khỏi sàn buông đỉnh đầu xuống sàn, thả lỏng cổ. Giữ tư thế hít thở đều, lồng ngực ưỡn cong hết mức, 90% độ nặng dồn vào cùi chỏ, 10% độ nặng ở đỉnh đầu.
Thoát thế: Hít nâng đầu vai lên khỏi sàn. Thở ra từ từ hạ nhẹ nhàng đầu xuống, thư giãn.
4. Tư thế cây cầu:
Bài tập giúp căng phần cơ thể phía trước giúp mở căng lồng ngực và ngực, giúp cho hơi thở sâu hơn và tái tạo năng lượng cho cơ thể.
Chuẩn bị: Nằm ngửa, đầu gối gập cong và lòng bàn chân đặt trên sàn. Ngón chân quay thẳng vào hướng trước mặt. Đặt thẳng cánh tay dọc theo hai bên thân, lòng bàn tay úp xuống.
Thực hiện: Hít vào nhẹ nhàng đẩy hông lên cao, phần thân trước dần dần căng ra theo từng nhịp thở. Giữ tư thế trong 5 đến 10 nhịp hít thở.
Thoát thế: Hít vào nâng hông lên cao thêm, thở ra từ từ hạ mông xuống, duỗi chân, thả lỏng. Lặp lại động tác này 3 -5 lần.
5. Bài tập co gối chạm trán
Chuẩn bị: Nằm ngửa trên sàn
Thực hiện:
Hít vào co gối nâng 2 chân lên.
Thở ra hai tay ôm gối và ép vào bụng. Gối và ngón chân chụm sát nhau.Sau đó, nâng cổ, nâng đầu lên và đặt cằm giữa hai gối, giữ thế 30s hít thở sâu.
Thoát thế:
Thở mạnh ra hạ cổ xuống và hạ đầu xuống sàn, hạ chân về tư thế nằm ngửa.
Tiếp tục thực hiện 5-7 lần và hít thở đều khi giữ thể.